Một thập kỷ mới đã chính thức đến khi khu vực Nam Thái Bình Dương, bao gồm Úc và New Zealand bước vào năm 2020, theo sau là một loạt các quốc gia khác trên thế giới.
Quốc đảo Nam Thái Bình Dương Somoa là nơi đầu tiên đánh dấu năm mới vào lúc 17g ngày 31/12 (giờ Việt Nam), sau đó là New Zealand. Đất nước chim Kiwi đón năm mới bằng màn bắn pháo hoa trên tòa tháp Auckland Sky Tower. Tháp Auckland, New Zealand rực sáng với màn bắn pháo hoa mừng năm mới.
Người dân chờ đợi màn bắn pháo hoa tại cảng Sydney từ chiều ngày 31/12.. Màn trình diễn pháo hoa đầu tiên trong số hai màn trình diễn tại Sydney khởi động lúc 21 giờ 15 (giờ địa phương, 18g15 giờ Việt Nam) với màn trình diễn thứ hai lớn hơn sẽ diễn ra vào lúc nửa đêm. Cuộc trình diễn xảy ra trong bối cảnh những lời chỉ trích về sự kiện do nỗi lo hỏa hoạn chết người. Những đám cháy hoành hành suốt tháng qua khiến ít nhất 12 người chết và biến bầu trời ở các thị trấn ven biển gần Sydney chuyển màu đỏ như máu.
Hỏa hoạn, cháy rừng khiến nhiều người phản đối màn trình diễn pháo hoa.
Những trận cháy rừng vẫn tiếp tục hoành hành khắp miền đông nước Úc. Một số cộng đồng đã hủy bỏ lễ hội pháo hoa mừng năm mới, nhưng màn trình diễn nổi tiếng tại Sydney Harbour đã được miễn trừ lệnh cấm đốt pháo hoa trên toàn bang New South Wales (NSW) và Victoria. Phát biểu trước sự kiện này, thị trưởng thành phố Sydney, ông Moore Moore nói với các phóng viên: "Tối nay chúng tôi mong đợi một triệu người trên khắp khu cảng và một tỷ người trên khắp thế giới sẽ xem lễ đón giao thừa ở Sydney, đây là sự kiện công cộng lớn nhất của Úc".
Dù vậy,cuối cùng sự kiện đặc biệt thường niên của nước Úc vẫn diễn ra tại cầu cảng Sydney. Đáp lại các lời kêu gọi hủy bỏ sự kiện và phân bổ lại nguồn tài chính cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn, ông Moore cho biết kế hoạch bắn pháo hoa đã được dự tính từ 15 tháng trước, phần lớn ngân sách đã được phân bổ và nó sẽ thúc đẩy nền kinh tế của bang NSW. Thủ hiến bang NSW - Gladys Berejiklian - nói với các phóng viên: "Nhiều người trong chúng ta có cảm xúc lẫn lộn về buổi tối này, nhưng điều quan trọng mà chúng ta rút ra được chính là nước Úc là một quốc gia kiên cường".
Ước tính có gần 1 tỷ người trên khắp hành tinh theo dõi màn pháo hoa tại Úc. Sau Sydney, hai thành phố lớn tiếp theo đón năm mới cách đó 2 giờ là Tokyo và Seoul. Tại Vương quốc Anh, chương trình bắn pháo hoa của London bao gồm 12.000 quả pháo hoa, trong đó có 2.000 quả bắn từ vòng đu quay London Eye trên sông Thames, và tiếng chuông của Big Ben sẽ lại vang lên vào khoảnh khắc giao thừa sau hai năm vắng bóng vì sửa chữa. Các hòn đảo xa xôi của Mỹ ở Nam Thái Bình Dương, nằm ở phía đông của Đường ngày Quốc tế, sẽ là nơi cuối cùng chào đón năm 2020 - chính xác là 25 giờ sau quốc đảo Samoa. Linh La (Theo Mirror)